Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Phát hiện sớm bệnh suy giảm thị lực do tuổi tác

Suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mù lòa ở người già, tuy nhiên căn bệnh này lại không thể hiện rõ triệu chứng.




Công ty Optimum Gerard, Anh vừa cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm gen bằng cách kiểm tra mẫu nước bọt của bệnh nhân để kiểm tra nguy cơ tiềm tàng của những bệnh này, qua đó đưa ra biện pháp dự phòng.

Tờ Daily Mail của Anh hôm 27/2 cho biết, có 70% đến 85% trường hợp suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen là do thiếu hụt gen di truyền. Tuy nhiên, trước đó chúng ta không thể biết được bản thân có thiếu hụt gen này hay không.

Để tiến hành kiểm tra, các đối tượng có thể gửi mẫu nước bọt đến phòng thí nghiệm và 14 ngày sau sẽ có kết quả. Nếu có nguy cơ mắc bệnh, Hiệp hội gen sẽ tư vấn miễn phí. Giá cho toàn bộ cuộc kiểm nghiệm là 608 USD.

Kathy Djarf thuộc Hiệp hội Suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen cho biết:“Phương pháp này rất hiệu quả trong nghiên cứu liệu pháp gen hoặc tế bào gốc. Chúng ta có thể căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm để điều trị có mục đích và đúng đối tượng."

Tuy nhiên, giáo sư Andrew Laoterui, chuyên gia về suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen lại bi quan về tính chính xác của biện pháp này. Ông cho biết: “Trắc nghiệm gen là một công nghệ mới có lợi cho việc kiểm tra bệnh và giúp con người phòng tránh tích cực bệnh tật. Tuy nhiên, những người có gen gây bệnh suy giảm thị lực do tuổi tác và hay nhìn thấy chấm đen không nhất định mắc bệnh, vì thế kiểm tra gen sẽ dẫn đến những lo lắng không cần thiết"./.

Cách bảo vệ đôi mắt cho trẻ

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” nhưng đôi lúc đôi mắt lại không được quan tâm và bảo vệ đúng mức, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Theo các nhà chuyên môn, trong 100 trường hợp cận thị thì chỉ khoảng 30%-35% cận thị bệnh lý do di truyền (có yếu tố gia đình), còn 65%-70% cận thị là do mắc phải.


 Để bảo vệ và phòng ngừa bệnh về mắt cho trẻ thì người lớn như cha mẹ, thầy cô… cần chú ý đến những nguyên nhân và có những biện pháp phòng ngừa hợp lý, để bảo vệ đôi mắt cho trẻ tránh các bệnh về mắt và trẻ có thể vui chơi, học tập thoải mái, an toàn.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh về mắt

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị mắc phải ở học sinh như: điều kiện học tập (ánh sáng, bàn ghế, bảng…) tại trường, tại nhà chưa đúng tiêu chuẩn, chế độ học tập và sinh hoạt (đọc sách, truyện, chơi game xem ti vi…) không hợp lý.

Các nhà chuyên môn cho biết các bệnh về mắt ở tuổi học đường có xu hướng gia tăng do các nguyên nhân: chế độ học tập quá tải trong khi thời gian nghỉ ngơi vui chơi lại bị thu hẹp; cường độ làm việc của mắt lại nhiều lên do các em đọc nhiều sách báo, xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính nhiều…

Vấn đề ánh sáng tại các lớp học cũng đáng lo ngại. Theo số liệu của Bộ Y tế khi kiểm tra 500 mẫu chiếu sáng tại các trường học, cho thấy có 11% mẫu thấp dưới mức quy định.

Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại nhất lại xuất phát từ nhận thức chưa đúng mức của các phụ huynh trong việc chăm sóc và hướng dẫn tốt cách bảo vệ mắt cho trẻ, phòng ngừa cận thị.



Một số biện pháp hữu hiệu bảo vệ đôi mắt cho trẻ

1. Giảm mọi căng thẳng của mắt: Không thức quá khuya để đọc sách – nhất là học sinh cấp I và những em có thị lực kém. Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game, sử dụng máy tính… và phải ngủ đủ giấc. Không đọc sách truyện có chữ hoặc hình ảnh lem nhem, chữ quá nhỏ.

2. Cải tiến các phương tiện phục vụ học tập: kích cỡ bàn ghế phải phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng, sách vở học tập phải được in rõ ràng và sáng sủa, dễ đọc.

3. Chế độ nghỉ ngơi mắt hợp lý: Khi học ở nhà, nên cho trẻ nghỉ giải lao 5-10 phút sau mỗi giờ học. Không xem tivi quá 45-60 phút, không nên ngồi quá gần hay quá xa màn hình. Hạn chế chơi game trên máy tính hoặc trên tivi, việc này không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp trẻ dành nhiều thời gian cho việc học. Có thể luyện cho trẻ nhìn vào một điểm ở xa để giúp mắt thư giãn.

4. Ngồi học phải giữ đúng tư thế: Nên cho trẻ ngồi thẳng lưng, 2 chân khép lại với 2 bàn chân để sát nền nhà, đầu hơi cúi khoảng 10 – 15 độ. Không được cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học. Luôn để mắt xa sách vở với một khoảng cách thích hợp: khoảng cách đo từ chỗ đầu ngón cái (hoặc ngón trỏ cong lại) đến cùi chỏ ở HS cấp THPT là 35 cm, tương ứng 30cm, 25cm ở HS cấp THCS và cấp tiểu học.

5. Khám mắt định kỳ: Nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần tại các cơ sở chuyên khoa hoặc khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau: nhìn xa không rõ, thấy chữ viết hoặc hình vẽ trên bảng mờ mờ, hay quay hoặc nghiêng đầu, nheo mắt, che một mắt để nhìn, cúi đầu sát xuống cuốn sách hay bàn học khi đọc hoặc viết, chớp hay dụi mắt một cách không bình thường.



6. Chú ý bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ cho mắt: Nên cho trẻ ăn nhiều rau quả có màu vàng, lá xanh đậm để bổ sung các vitamin cần thiết cho mắt luôn hoạt động tốt. Ngoài ra, các thuốc bổ mắt cũng chứa các vitamin này và nhiều dưỡng chất khác, chẳng hạn chất chondroitin được chiết suất từ sụn vi cá mập thiên nhiên rất tốt cho mắt.

7. Phát hiện sớm tật khúc xạ và tuyên truyền phòng chống tật khúc xạ học đường là việc làm cần thiết để góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng học tập cũng như sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục sức khỏe và bảo vệ đôi mắt cho các em tuổi học đường.

Khi nào nên phẫu thuật các tật khúc xạ về mắt?

Tật khúc xạ chủ yếu là cận thị chiếm tỷ lệ cao tại các trường học. Phẫu thuật mắt để lấy lại thị lực là điều rất nhiều người quan tâm.


Theo kết quả khảo sát của ngành nhãn khoa, ở nước ta có gần 30% học sinh bị tật khúc xạ về mắt. Theo đó, cứ 3 – 4 em học sinh có 1 em bị tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị. Tại các trường chuyên, lớp chọn, tỷ lệ trẻ em bị các tật khúc xa còn cao hơn. Tình trạng này lâu nay vẫn được đề cập tới nhưng dường như chưa cải thiện được, thậm chí số học sinh bị cận thị còn tăng ở độ tuổi sớm hơn, nhất là ở bậc tiểu học.

Tại một lớp học trên địa bàn Hà Nội, trong số 44 học sinh đã có 18 em bị cận thị phải đeo kính. Đây cũng là tình trạng phổ biến ở các lớp thuộc trường tiểu học tại thành phố. Thậm chí ngay từ lớp 1 cũng đã có không ít học sinh phải mang kính.


Ngoài yếu tố di truyền, nguyên nhân chính được xác định là do trẻ sử dụng mắt quá mức và nhìn quá gần. Phần lớn trẻ đều cúi sát xuống vở, ngồi với tư thế sai nếu không được nhắc nhở thường xuyên, kịp thời, lâu dần sẽ thành thói quen khó sửa, ảnh hưởng đến thị lực của mắt.



‘ Tỷ lệ trẻ cận thị tại các trường học đang ngày càng tăng cao. (Ảnh minh họa)

Sau giờ học, cần để mắt nghỉ ngơi thì nhiều trẻ lại say mê với các hình thức giải trí như xem tivi, máy tính hay điện thoại… khiến mắt phải điều tiết quá mức, dẫn đến các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị. Trong khi đó, nhiều em lại không được phát hiện kịp thời. Ngay cả với những học sinh đã mang kính nhưng không được thay mắt kính theo diễn biến của thị lực cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt.

Theo các chuyên gia, để phòng tránh tật khúc xạ, ngoài việc tăng cường ánh sáng trong lớp học, giảm cường độ sử dụng mắt quá mức thì vấn đề dinh dưỡng cũng cần được quan tâm.

Thực tế, nếu tật khúc xạ không được cải thiện thì cần nhờ đến phương pháp phẫu thuật, nhất là với những học sinh bị cận nặng, phải mang đôi mắt kính quá dày. Ngoài phương pháp truyền thống là mổ lasik thì hiện nay ở nước ta đã có một số bệnh viện triển khai kỹ thuật Femto lasik - một công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong phẫu thuật điều trị tật khúc xạ.




Để tìm hiểu thêm về những biểu hiện cũng như cách phòng chống các tật khúc xạ của mắt ở trẻ và các dấu hiện cận thị, chương trình Sức khỏe là vàng đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng – GĐ bệnh viện Mắt quốc tế - DND, Hà Nội.


PV: Xin bác sĩ có thể cho các bậc phụ huynh được biết biểu hiện của các tật khúc xạ ở trẻ?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Dấu hiệu cận thị hoặc các tật khúc xạ khác sẽ biểu hiện ở các lứa tuổi khác nhau, đối với lứa tuổi nhỏ thường có những biểu hiện khác với lứa tuổi lớn hơn. Tuy nhiên, các biểu hiện cũng gần tương đồng nhau, đối với cận thị, các em có xu hướng để mắt gần sát với sách vở để đọc. Đối với các em viễn thị, loạn thị thường nhìn gần cũng không rõ, nhìn xa cũng không rõ.


Khi bị các tật khúc xạ, thường dẫn đến trường hợp các cháu viết chữ sai hàng, làm việc hay hoạt động không có sự chính xác cao. Cha mẹ chỉ cần để ý đến những hoạt động của trẻ thì sẽ dễ phát hiện ra cháu có các tật khúc xạ về mắt hay không.

PV: Hiện tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ mà cụ thể là cận thị là khá cao. Việc không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị lực của trẻ?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Trong các tật khúc xạ có loạn thị, viễn thị và cận thị, trong đó có loạn thị và viễn thị nếu không phát hiện kịp thời, nhất là những cháu có tật khúc xạ một mắt và một mắt bình thường thì dễ dẫn tới hiện tượng mắt bị nhược thị.

Ở lứa tuổi từ 12 – 14 tuổi, trẻ không được phát hiện ra thì khả năng phục hồi khó và khả năng mất đi thị lực vĩnh viễn là rất lớn.


PV: Rất nhiều phụ huynh có con bị cận thị quan tâm đến việc phẫu thuật mắt nhưng vẫn còn băn khoăn không biết nên mổ mắt vào thời điểm nào, nếu mổ thì liệu có biến chứng gì không, có bị cận lại không. Xin bác sĩ giải đáp giúp những băn khoăn này?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Phẫu thuật mắt đã trở nên phổ biến ở nước ta, ngay từ những ngày đầu từ những năm 2000, phẫu thuật lasik đã được áp dụng ở TP.HCM và Hà Nội. Sau 12 năm, phẫu thuật lasik đã khá phổ biến và đạt được rất nhiều thành công trong điều trị cho tất cả tật khúc xạ như cận, viễn và loạn thị ở độ cao.

Nếu phẫu thuật, đương nhiên sẽ có những biến chứng, những biến chứng đó sẽ tùy thuộc theo kinh nghiệm của bác sĩ, về máy móc hay nhận thức của người bệnh sau quá trình phẫu thuật. Nếu với những bác sĩ đã có kinh nghiệm nhiều, tư vấn tốt người mổ sẽ có được sự kiểm soát tốt đối với các biến chứng và gần như an toàn tuyệt đối.

Mặc dù có những biến chứng, nhưng sau những kinh nghiệm của nhiều năm tham gia phẫu thuật tôi thấy phẫu thuật lasik vẫn là phẫu thuật khá an toàn.

PV: Vậy với những cháu nhỏ ở độ tuổi bao nhiêu, độ cận bao nhiêu thì nên sử dụng phương pháp phẫu thuật này?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Với phẫu thuật lasik thường chỉ định với người từ 18 tuổi trở lên để đảm bảo được sự phát triển tương đối của cơ thể. Còn để có thể chỉ định mổ được chi tiết thường phải dựa vào tính ổn định của tật khúc xạ.

Nếu các điều kiện sức khỏe của mắt ổn định trong vòng 2 năm, tức trong mỗi một năm không tăng quá 0.5 diop và kính được dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì khi tham gia phẫu thuật có thể tiên lượng được phẫu thuật đảm bảo chính xác và không có tái cận.

Về độ cận, với độ cận từ 15 – 16 diop cận thị là có thể mổ được, độ loạn thị cũng ở mức 6 diop là mổ được.

PV: Xin bác sĩ cho các bậc phụ huynh được biết, các cháu nhỏ bị cận thị và chưa tới 18 tuổi, chưa đủ điều kiện phẫu thuật thì trong thời gian đó cần làm gì để đảm bảo tính ổn định cho mắt. Các cháu cần chuẩn bị những điều kiện gì để làm hành trang cho cháu có thể phẫu thuật được khi đủ điều kiện?

Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng: Theo tôi, cháu nhỏ nếu mắc các tật khúc xạ thì gia đình nên quan tâm ngay từ đầu cho tới khi cháu 18 tuổi. Nếu muốn cháu có đôi mắt tốt các bậc cha mẹ cần:

- Khám định kỳ ít nhất từ 1-2 lần/ năm.

- Đeo kính đúng số.

- Cần có sự chăm sóc, đảm bảo về chế độ ăn, dinh dưỡng.

- Chế độ học tập và nghỉ ngơi cho mắt một cách hợp lý.

Khi trẻ tới 18 tuổi, quyết định sử dụng kính, kính áp tròng hay phẫu thuật là do quyết định của gia đình, tùy mọi người mong muốn. Trước đây, phẫu thuật lasik không đông bệnh nhân, tuy nhiên sau 12 năm phần lớn mọi người cũng đã rất hiểu và thấy rằng biến chứng của phẫu thuật lasik có thể kiểm soát được và kiểm soát được ở Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông về những thông tin trên.

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Ăn gì phòng chống bệnh cận thị?

Nguyên nhân dẫn tới cận thị thường là do dùng đèn thiếu sáng, tư thế ngồi không đúng, đọc sách liên tục trong thời gian dài, thể chất yếu.

Một nghiên cứu mới đây nhất cho thấy cận thị có liên quan với tình trạng thiếu sắt, kẽm, crom.

Dưới đây là một số phương pháp ẩm thực đơn giản phòng chống cận thị:


1. Caramen mật ong







Cách chế biến: Đập 1 quả trứng gà, đánh tan, cho vào cốc sữa đã làm nóng, đun nhỏ lửa đến khi trứng chín. Để nguội, sau đó cho mật ong vào.



Cách ăn: Ăn sau bữa sáng hoặc làm thực đơn cho bữa sáng. Ăn cùng bánh mỳ, bánh bao.



2. Nước nhãn mật ong



Nguyên liệu: Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, cùi nhãn 10 cái, mật ong 1 thìa



Cách chế biến: Cho cẩu khởi và trần bì vào trong túi lọc riêng rẽ rồi thả vào nồi nước (lượng nước tùy ý) nấu cùng với cùi nhãn. Nấu sôi khoảng 30 phút rồi lọc bỏ cùi nhãn, chắt nước ra cốc, thêm mật ong vào uống.



Cách ăn: Uống vào tầm 3 giờ chiều.



3. Nước táo đỏ mật ong



Nguyên liệu: Cẩu khởi 10g, trần bì 3g, táo đỏ 8 quả, mật ong 2 thìa



Cách chế biến: Cho cẩu khởi, trần bì và táo đỏ vào trong nồi, thêm nước vào, nấu ở lửa vừa trong vòng 20 phút, lọc lấy nước đầu, sau đó lại cho nước lạnh vào nấu thêm, lọc lấy nước thứ 2.



Cách ăn: Nước đầu và nước 2 trộn lẫn sau đó chia ra uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 4 tiếng, khi uống cho thêm 1 thìa mật ong.



Lưu ý: Những món ăn này cần được dùng “trường kỳ” thì mới có hiệu quả trong việc phòng ngừa cận thị hoặc không làm cho mắt cận tăng “độ”.

Có phải lúc trẻ bị cận thị thì khi về già sẽ không bị viễn thị?

Có người nói nếu lúc trẻ bị cận thị thì khi về già sẽ không bị viễn thị – điều này có đúng? Tôi thấy người già nào cũng phải đeo kính khi đọc báo. Tật viễn thị của người già có thể tránh không? – Mai Trâm (TP.HCM)




ThS.BS Hoàng Cương, phó khoa khám bệnh, bệnh viện Mắt Trung ương:

Người cao tuổi (trên 40 tuổi) phải đeo kính nhìn gần để đọc sách, làm công việc vặt trong nhà… Đó là do khả năng điều tiết của người cao tuổi không còn được như lúc trẻ. Họ cần được bổ sung đeo số cộng theo tuổi tác, thông thường là kính 1 độ ở 40 tuổi, sau đó cứ năm năm lại tăng thêm khoảng 1 độ. Lão hoá ở mắt là không thể tránh khỏi, tuy nhiên một số người bị cận lúc trẻ, khi về già sẽ đỡ viễn thị hơn.

Chữa u xơ tiền liệt tuyến bằng liệu pháp tự nhiên

U xơ tiền liệt tuyến (TLT) là một chứng bệnh phổ biến ở phần lớn nam giới lớn tuổi. Bệnh có thể phát triển dần dần qua thời gian mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng.






U xơ tiền liệt tuyến (TLT) là một chứng bệnh phổ biến ở phần lớn nam giới lớn tuổi. Bệnh có thể phát triển dần dần qua thời gian mà không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, gây mất ngủ về đêm và dễ dẫn đến tâm lý căng thẳng, ức chế do trở ngại trong sinh hoạt hoặc trong giao tiếp. Liệu pháp tự nhiên có thể giúp điều trị hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh, để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

TLT là một tổ chức nhỏ bao quanh niệu đạo, nặng khoảng từ 15-20g, nằm ở đáy bàng quang, phía sau xương mu và trước trực tràng. Chức năng chính của tuyến là sản xuất ra chất dịch làm môi trường vận chuyển tinh trùng và tạo thành tinh dịch trong hoạt động giao phối. TLT chỉ có ở nam giới. Tuyến thường phát triển ở tuổi dậy thì, đến khoảng 20-25 tuổi thì bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, đến sau 40 tuổi, TLT thường có khuynh hướng phát triển bất thường, được gọi là phì đại lành tính TLT. Sự phì đại của tuyến gây ra một số rối loạn chức năng của thận và bàng quang. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi. Số liệu thống kê cho thấy, có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60-70 tuổi bị u xơ TLT. Đến 80 tuổi tỷ lệ này lên đến 88%. Sự phát triển bất thường vừa làm suy giảm chức năng của tuyến vừa gây chèn ép niệu đạo, làm cản trở sự bài tiết nước tiểu.

Triệu chứng biểu hiện của bệnh u xơ tiền liệt tuyến


Sự chèn ép của tuyến vào cổ bàng quang làm cản trở đường tiểu, gây ra một số triệu chứng thuộc 2 nhóm:

Hội chứng kích thích như: hay mót tiểu, phải tiểu gấp, khó nín tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày.

Hội chứng tắc nghẽn như: tiểu ít, tiểu nhỏ giọt, tiểu ngắt quãng, tiểu không thành tia, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang.

Nguyên nhân gây bệnh u xơ tiền liệt tuyến


Các nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan đến những rối loạn về nội tiết tố sinh dục. Theo Đông y, TLT và sự bài tiết nước tiểu liên quan trực tiếp chức năng khí hóa của thận và bàng quang. Ngoài ra, khí hóa ở tam tiêu đều có tác động phối hợp của 2 tạng tỳ, phế. Tỳ chủ thăng, chủ về cơ nhục và chủ về vận hóa thủy dịch, phế chủ khí và chủ về túc giáng. Ở người lớn tuổi, bên cạnh việc suy nhược chức năng của tỳ, thận, chế độ ăn uống, sinh hoạt và những căng thẳng tâm lý trong cuộc sống đều có ảnh hưởng đến việc phát triển u xơ. Những cảm xúc không thuận lợi về tình dục như: suy nhược sinh dục, áp lực không đáp ứng được nhu cầu của bạn tình, đọc sách báo, xem phim ảnh hoặc suy nghĩ quá nhiều về tình dục, tình dục không được thỏa mãn đều có khả năng kích động tướng hỏa dễ gây uất nhiệt. Uất nhiệt kết tụ lâu ngày kết hợp với tỳ khí hư nhược, khí hư hạ hãm, dễ dẫn đến khí trệ, huyết ứ và phát triển thành u xơ ở vùng hạ tiêu đối với cả nam cũng như nữ.

Điều trị dùng thuốc


Phép chữa u xơ TLT chủ yếu là bổ tỳ, thận. Tùy theo chứng, có thể gia thêm các vị thuốc để giải khí uất, hành khí hoạt huyết, lợi tiểu hoặc tiêu u xơ.

Bài thuốc 1

Đây là một bài thuốc kinh nghiệm để chuyên trị các trường hợp u xơ TLT. Qua phân tích có thể thấy bài thuốc có sự phối hợp của 2 cổ phương quy tỳ và lục vị gia thêm nhục thung dung, câu kỷ tử, đỗ trọng và ngưu tất để tăng cường thận khí. Quy tỳ có tác dụng kiện tỳ, an thần, bổ khí, thường dùng để chữa các chứng suy nhược, kém ăn, khó ngủ do lao nhọc hoặc do tình chí uất kết. Lục vị là một cổ phương thông dụng để bổ thận âm. Điểm đặc biệt của bài thuốc là chỉ “bổ chính” mà không “công tà”. Khi chính khí vượng, chức năng của tỳ, thận điều hòa, khí hóa tam tiêu sẽ thông suốt, cơ nhục sẽ săn chắc (vì “tỳ chủ cơ nhục”), TLT sẽ dần dần thu liểm và đường tiểu sẽ thông. Vì là phương bổ nên ngoài việc điều trị u xơ, bài thuốc này có thể dùng để chữa các chứng suy nhược sinh dục ở nam giới do tỳ, thận lưỡng hư, hay mệt mỏi, ăn ít, tinh kém, xuất tinh sớm.

Thục địa 16g, ngưu tất 12g, viển chí 8g, hoài sơn 12g, nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, sơn thù 12g, câu kỷ tử 12g, long nhãn 8g, mẩu đơn bì 8g, trần bì 8g, cam thảo 8g, trạch tả 12g, hoàng kỳ 32g, đại táo 3 quả, bạch phục linh 12g, đảng sâm 24g, gừng sống 3 lát, đỗ trọng 12g, bạch truật 12g.

Đổ 4 chén nước, sắc còn hơn nửa chén. Lần 2 đổ 3 chén nước sắc còn nửa chén. Trộn đều 2 lần thuốc, chia làm 2 lần, uống trong ngày. Uống khoảng từ 7-10 thang. Sau đó, thỉnh thoảng uống lại một vài thang để bồi bổ cơ thể.

Bài thuốc 2

Bài thuốc này thiên về bổ khí, lợi tiểu và tiêu u xơ. Ngoài việc kiện tỳ bổ khí, tăng cường trương lực cơ, phương thang này có nhiều vị thuốc để hoạt huyết, tiêu ứ, làm tan chỗ kết tụ, nên chỉ dùng để điều trị u xơ, không dùng cho trường hợp bồi bổ thông thường.

Đảng sâm 24g, đương quy 20g, nga truật 12g, hoàng kỳ 32g, bạch truật 16g, đào nhân 12g, thục địa 20g, bạch phục linh 12g, tô mộc 12g, tỳ giải 16g, xa tiền 12g, xích thược 12g, mộc thông 16g, tam lăng 12g, đan sâm 12g, táo 3 quả, gừng sống 3 lát.

Sắc uống từ 1-3 thang. Sau đó vẫn nên tiếp tục uống theo bài 1 ở trên. Cả 2 bài thuốc đều không dùng được trong trường hợp cơ thể có các chứng viêm nhiễm đang phát triển.

Điều trị không dùng thuốc


Vận động thân thể

Theo Y học cổ truyền “tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Vận động cơ bắp và khí hóa của tỳ, vị có liên quan mật thiết với nhau. Ở người cao tuổi và những người kém vận động thể lực tỳ, vị thường suy yếu biểu hiện qua việc kém ăn, sức không bền, dễ mệt mỏi, cơ bắp mềm nhũn. Do đó, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp tự nhiên và quan trọng để kiện tỳ. Vận động thân thể vừa giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện tim mạch vừa làm săn chắc cơ bắp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nhiếp các cơ vùng xương chậu, kể cả TLT. Cách vận động đơn giản nhất là đi bộ, đi từ chậm đến nhanh dần. Mỗi lần khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần.

Bài tập làm săn chắc các cơ vùng xương chậu

Thực hành phương pháp thở bụng nghịch sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng yếu liệt các cơ vùng xương chậu bao gồm cơ vòng hậu môn, cơ vòng bàng quang, các cơ sinh dục và cả TLT. Ngồi ở tư thế ổn định. Ngồi xếp bằng thông thường hoặc ngồi trên ghế, chân chạm đất. Tập trung tư tưởng vào vùng xương chậu, hít vào trong khi cố nhíu chặt nhị âm (bộ phận sinh dục và hậu môn), thở ra trong khi từ từ buông lỏng toàn thân. Lập lại động tác khoảng 10 lần tương ứng với 10 hơi thở. Mỗi ngày có thể tập 1 lần.

Thư giãn thần kinh và cơ bắp

Căng thẳng tâm lý, khí uất là một yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh bệnh hoặc phát triển bệnh, kể cả u xơ TLT. Những cảm xúc, những ức chế về tình dục cần phải được giải quyết, thư giãn triệt để hoặc cho thăng hoa.

Do đó những sinh hoạt dưỡng sinh, ngồi thiền đặc biệt là những tư thế yoga có tác dụng thư giãn cơ bắp, thư giãn được thần kinh hóa giải stress sẽ đáp ứng tốt quá trình điều trị u xơ TLT.

Ăn nhiều rau quả tươi

Việc phát triển u xơ TLT có liên quan đến yếu tố tuổi tác, đến quá trình lão hóa. Trong những thập niên gần đây, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến những chất chống oxy hóa và xem đây là một biện pháp quan trọng để làm chậm lại quá trình này. Trong lớp màng ngoài của các loại ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu và cả trong những rau quả tươi, nhất là các loại rau màu xanh đậm, màu vàng hoặc màu đỏ có hàng ngàn chất chống oxy hóa khác nhau bao gồm các sinh tố C, E, các chất lycopen, beta caroten, selenium. Đây là những chất chống oxy hóa rất tốt, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, trung hòa những gốc tự do và chống lại sự phát triển của những tế bào bất thường. Trên thực tế, có nhiều trường hợp u xơ ở cả nam lẫn nữ đã thu nhỏ lại hoặc bị mất hẳn chỉ bằng chế độ ăn uống thích hợp. Thông thường, người bệnh cần trải qua một vài ngày tiết thực trước khi thực hành chế độ ăn uống bằng rau quả và ngũ cốc thô.

Bài thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt còn gọi là tuyến nhiếp hay tuyến nhiếp hộ, là tuyến tiết dịch của cơ quan sinh dục nam, nằm ở cửa ngõ của bàng quang, bao chung quanh niệu đạo.Do bị to lên, tuyến tiền liệt ép vào niệu đạo và bàng quang, gây tiểu tiện khó khăn, là dấu hiệu phổ biến nhất của u xơ tiền liệt tuyến (đái khó, đái dắt, đái nhiều lần, số lượng nước tiểu mỗi lần ít). 

 Một số bệnh nhân bị tiểu khó, trong đó lượng nước tiểu không thoát hết và bàng quang bị căng phồng. Nếu nặng có thể gây bí tiểu mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước, thậm chí suy thận.
Tuyến tiền liệt tiết ra chất lỏng hòa vào tinh dịch, có chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng. Khi tuổi tăng lên, nhu cầu tiết dịch giảm đi, tuyến tiền liệt xơ hóa dần, to ra, đó là quy luật bình thường của mỗi người đàn ông. Khi nói u xơ tuyến tiền liệt là nói đến một sự tăng kích thước do xơ hóa hoặc viêm phì đại của tuyến tiền liệt ở đàn ông có tuổi.



Dâm hương hoắc

Bài thuốc Đông y dưới đây giúp làm “tiêu xơ”, đưa tuyến tiền liệt trở về kích thước bình thường, xin giới thiệu để bạn đọc cùng tham khảo. Bài thuốc gồm: sinh địa 12g, hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, dâm dương hoắc 10g, bạch linh 10g, bán chi liên 12g, trạch tả 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, nghệ vàng 12g, trinh nữ hoàng cung 12g, cẩu tích 10g, giảo cổ lam 10g, hạt mã đề 8g, thổ phục linh 10g, đảng sâm 20g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo 8g.

Nếu đang bị bí đái nặng, gia: khiên ngưu 16g; củ mía dò (sao) 20g (hai vị gia thêm này chỉ uống 1 – 2 ngày, khi đã đi tiểu dễ dàng thì thôi ngay).

Tất cả cho vào sắc với 5 bát nước, thêm 5 lát gừng tươi, đun còn 2 bát. Sắc thêm 2 lần, mỗi lần lấy 1 bát, trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia đều uống trong ngày. Uống liên tục 15 – 20 thang, sau đó đi kiểm tra lại bằng siêu âm. Nếu đã trở lại bình thường, sau 2 tháng cũng nên uống nhắc lại 5 – 7 thang để không bị tái phát.